Ngứa vùng kín nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Hiện tượng ngứa âm hộ là gì?

Âm hộ là vùng sinh dục ngoài của phụ nữ. Các nếp gấp bên ngoài của da được gọi là labia majora, các nếp gấp bên trong được gọi là labia minora. Ngứa âm hộ có thể gây ra đau đớn cho bộ phận sinh dục với các biểu hiện: nóng rát, châm chích, đau nhức, nhói và sưng.

Nếu bạn thấy những thay đổi trên vùng da của âm hộ hoặc bị ngứa, rát hay đau, hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe để nhận được những lời khuyên khoa học.

Các phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh đau rát âm hộ bao gồm các biện pháp tự chăm sóc, thuốc men, thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện phản hồi sinh học, vật lý trị liệu, tư vấn tình dục hoặc phẫu thuật.

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín nữ giới?

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín nữ
Nguyên nhân gây ngứa vùng kín nữ

Ngứa vùng kín ở nữ giới đôi khi xảy ra bởi những nguyên nhân do thói quen sinh hoạt hàng ngày hoặc cũng có thể là bởi những bệnh lý phụ khoa, bệnh tình dục khác. Cụ thể như sau:

Ngứa vùng kín nữ, nguyên nhân do đâu?

Ngứa vùng kín nữ xảy ra bởi nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín nữ do thói quen sinh hoạt

Mặc quần lót quá chật.

Dung dịch vệ sinh có thành phần mẫn cảm đối với cá nhân người dùng.

Dị ứng với một vài loại thuốc đang sử dụng.

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, không đúng cách.

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín nữ do bệnh lý

Viêm nấm âm đạo: Bên cạnh triệu chứng ngứa âm đạo, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh do nấm Candida, trùng roi hay vi khuẩn mà dấu hiệu của bệnh sẽ khác nhau như khí hư màu trắng và lợn cợn như bã đậu, khí hư loãng và có mùi hôi tanh, đau rát khi quan hệ,...

Viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung: Hai bệnh phụ khoa này thường có triệu chứng điển hình là ngứa âm đạo, đau và ra máu khi quan hệ, rối loạn kinh nguyệt,...

Mụn rộp sinh dục: Ngoài triệu chứng ngứa ngáy bên trong và vùng môi lớn, môi nhỏ âm hộ, bệnh còn có biểu hiện nổi những nốt mụn, u nhú xung quanh âm hộ và trong âm đạo.

Rận lông mu: Loài ký sinh trùng này có thể sống ở khu vực lông mu vùng kín của cả nam và nữ. Chúng chuyên hút máu, tấn công bộ phận sinh dục và gây ra triệu chứng ngứa ngáy, bứt rứt khó chịu.

Sùi mào gà: Bệnh do virus HPV gây nên với triệu chứng điển hình là ngứa vùng kín và xuất hiện u nhú ở bên trong và bên ngoài âm hộ. Tiêm phòng vắc-xin HPV là phương pháp giúp chị em phòng ngừa bệnh lý phụ khoa do virus HPV gây nên.

Bệnh khác: Một số bệnh ngoài da như lang ben, hắc lào, nấm,... cũng là nguyên nhân gây ngứa vùng kín nữ.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra ngứa vùng kín. Vì vậy, để tìm ra nguyên nhân và xác định rõ bệnh mà bạn mắc phải, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn.

Ngứa âm hộ có nguy hiểm hay không

Ngứa âm hộ có nguy hiểm không?
Ngứa âm hộ có nguy hiểm không?

Ngứa khu vực vùng kín là tình trạng nhiều chị em gặp phải, nếu không được khám và điều trị sớm bệnh có thể gây ra các biến chứng như:

Việc ngứa ngáy khiến chị em vô cùng khó chịu, gãi nhiều khiến cho vùng da nhạy cảm dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm phụ khoa và mắc bệnh đường sinh dục.

Ra nhiều khí hư khiến cho việc chị em cảm thấy tự ti, không thoải mái trong đời sống sinh hoạt vợ chồng, ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân, gia đình.

Ngứa khu vực vùng kín chính là triệu chứng của các bệnh về đường sinh dục. Vi khuẩn từ vùng kín xâm nhập sang các bộ phận khác gây ra hậu quả khôn lường như: viêm vòi trứng, viêm buồng trứng, viêm nội mạc cổ tử cung,... gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Nguy hiểm hơn ở phụ nữ mang thai khi mắc bệnh phụ khoa sẽ gây ra các nguy cơ như sinh non, dị tật ở thai nhi, đặc biệt với những trẻ sinh thường. Trong quá trình sinh bé nấm từ cơ thể mẹ lây nhiễm vào mắt, mũi miệng, của trẻ gây viêm đường hô hấp.

Do đó khi phát hiện ra mình bị ngứa ở vùng kín chị em nên điều trị ngay để lấy lại sự tự tin và tránh những căn bệnh không đáng có về đường sinh dục.

Nên điều trị ngứa âm hộ nữ như thế nào?

Điều trị ngứa vùng kín như thế nào?
Điều trị ngứa vùng kín như thế nào?

Với những nguyên nhân gây ngứa vùng kín do dị ứng với hóa mỹ phẩm hay dung dịch vệ sinh, thuốc uống, bạn chỉ cần ngừng sử dụng các sản phẩm trên, triệu chứng ngứa sẽ dần biến mất.

Ngứa vùng kín nữ, nguyên nhân do đâu?

Tùy từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa ngứa vùng kín nữ phù hợp.

Nếu ngứa vùng kín xảy ra do các bệnh ngoài da, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các loại thuốc uống kết hợp thuốc bôi có tác dụng tiêu diệt nấm, vi khuẩn gây bệnh.

Trong trường hợp bạn bị ngứa vùng kín do bệnh tình dục như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, có thể điều trị bằng phương pháp đốt laser ALA - PDT kết hợp dùng thuốc nội khoa.

Với ngứa vùng kín do các bệnh phụ khoa như viêm nấm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung,... Sau khi xác định được bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp bằng thuốc uống, thuốc đặt, thuốc bôi, thuốc rửa hoặc đốt lộ tuyến.

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa tình trạng ngứa vùng kín tái phát, chị em cần lưu ý những điều sau:

Tuyệt đối không gãi khi bị ngứa vùng kín, thay vào đó cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều dùng, không bỏ dở giữa chừng.

Mặc quần lót vừa vặn, thoải mái, chất vải cotton và thay quần lót 2 đến 3 lần mỗi ngày.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách theo lời khuyên của bác sĩ.

Quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su khi giao hợp.

Không tự ý thụt rửa âm đạo dễ khiến mất cân bằng PH của vùng kín. Dùng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, không sử dụng xà bông, xà phòng, dầu gội để rửa vùng kín.

Giữ cho vùng kín luôn khô thoáng, sạch sẽ.

Trong kỳ kinh nguyệt, thay băng vệ sinh từ 4 - 6 tiếng/lần.

Trên đây là những thông tin về dấu hiệu ngứa vùng kín nữ. Mong rằng qua chia sẻ trên đây, chị em sẽ biết được bản thân mình đang mắc bệnh gì. Nhưng tốt nhất là bạn nên đi khám tại những bệnh viện, phòng khám uy tín để được tư vấn hướng điều trị hợp lý, hiệu quả nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản có thể xảy ra.

Phòng ngừa vùng kín ngứa vào ban đêm

Mặc dù không thể ngăn chặn hoàn toàn tất cả các cơn ngứa âm hộ, nhưng bạn có thể thực hiện một số biện pháp tự chăm sóc âm đạo của mình, bằng cách:

Giữ cho âm hộ sạch sẽ bằng cách rửa bằng nước ấm và nhẹ nhàng vỗ, không chà xát;

Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Thường xuyên đi kiểm tra và khám phụ khoa;

Ngứa âm hộ không phải lúc nào cũng là biểu hiện của nhiễm trùng nấm men, vì vậy, bạn cần phải đi khám bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ cơn ngứa nào không biến mất;

Âm hộ là một vùng da nhạy cảm, do đó, điều quan trọng là phải chăm sóc nó một cách thích hợp. Nên mặc quần áo rộng và sử dụng đồ lót bằng cotton. Đồ lót cần được giặt sạch sẽ và phơi nơi khô thoáng mát, tránh ẩm ướt. Không mặc quần bó sát;

Ngứa âm hộ nhiều về đêm, phải làm sao?

Âm hộ là một vùng da nhạy cảm, do đó, điều quan trọng là phải chăm sóc nó một cách thích hợp

Lưu ý về các chất vệ sinh, mỹ phẩm, nước hoa bạn sử dụng. Mùi hương nhân tạo và hóa chất có thể mài mòn khu vực âm đạo và gây ra phản ứng dị ứng. Không sử dụng xà phòng thơm hoặc giấy vệ sinh có mùi thơm. Không thụt rửa hoặc sử dụng thuốc xịt nữ hoặc bột hoạt thạch.

Ngứa âm hộ có thể được gây ra bởi một loạt các nguyên nhân, và nó thường tồi tệ hơn vào ban đêm. Nếu bạn nhận thấy tình trạng ngứa âm hộ kéo dài hoặc xuất hiện các triệu chứng khác như chảy mủ hoặc đỏ, hãy đến ngay bệnh viện để được điều trị.

Địa chỉ khám, điều trị ngứa vùng kín hiệu quả ở Đồng Nai Biên Hòa

Trên đây là những thông tin về Ngứa vùng kín nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị mà chị em rất quan tâm. Mọi thắc mắc và nhu cầu tư vấn liên hệ ngay Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc Biên Hòa Đồng Nai. Viêm Phụ Khoa Biên Hòa.

 ► Hotline 0251 381 9288

 ► Zalo 0785.720.270

 ► Địa chỉ: 203A, đường Phạm Văn Thuận, KP.1, phường Tân Tiến, Biên Hòa, Đồng Nai.

Chị em có thể liên hệ Hotline 0251 381 9288 hoặc qua Zalo 0785 720 270 với Viêm Phụ Khoa Biên Hòa. Mọi thông tin liên hệ tư vấn sẽ được Phòng khám bảo mật tuyệt đối.

Các bài viết của Viêm Phụ Khoa Biên Hòa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.