Tiểu buốt kèm ngứa vùng kín có nguy hiểm không?

Đi tiểu buốt và ngứa ở vùng kín là triệu chứng có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới. Đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh khác nhau tuy nhiên đa phần nam giới và nữ giới đều e ngại hoặc chủ quan dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy bị tiểu buốt và ngứa là dấu hiệu của bệnh gì, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Ngứa vùng kín và đi tiểu buốt là triệu chứng của bệnh gì ?

Ngứa vùng kín kèm tiểu buốt là triệu chứng của bệnh gì?
Ngứa vùng kín kèm tiểu buốt là triệu chứng của bệnh gì?

Ngứa vùng kín và đi tiểu buốt là những dấu hiệu thường gặp ở cả nam và nữ giới. Đây là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề. Để tìm hiểu rõ hơn các bạn hãy đọc những thông tin dưới đây nhé!

Đau buốt khi đi tiểu có thể do những nguyên nhân đặc biệt như viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo và nhiễm trùng bàng quang gây ra. Chính vì thế bạn cần tìm hiểu xem bệnh tình của mình ở mức độ nào, điều trị đến đâu và có cần đến gặp bác sĩ hay không.

Tư vấn cùng bác sỹ chuyên khoa TẠI ĐÂY

Ngứa vùng kín và đi tiểu buốt là dấu hiệu của bệnh gì ?

Bệnh viêm âm đạo

Viêm âm đạo thường gồm viêm âm đạo do nấm, nhiễm khuẩn âm đạo, viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis và viêm âm đạo không nhiễm trùng do dị ứng với hóa chất. Một số dạng viêm âm đạo là do bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Các triệu chứng của viêm âm đạo có thể gồm ngứa rát, đau khi đi tiểu hoặc đau khi giao hợp và dịch tiết âm đạo (hay gọi là khí hư hay huyết trắng).

Điều trị viêm âm đạo tùy thuộc vào nguyên nhân. Do đó việc khám và xác định nguyên nhân là điều tiên quyết cho thành công của điều trị. Ví dụ, nhiễm nấm âm đạo thường được điều trị bằng kem bôi kháng nấm hoặc thuốc kháng nấm đặt âm đạo. Hiệu quả điều trị thành công rất cao nếu chắc chắn nguyên nhân viêm âm đạo do nấm.

Cách ngăn ngừa viêm âm đạo:

- Nếu bạn thường xuyên nhiễm nấm thì nên tránh mặc các loại quần áo giữ nhiệt và giữ ẩm như quần jean, quần có chứa nilông. Khi vệ sinh vùng âm hộ nên rửa từ trước ra sau (tránh đưa nấm từ hậu môn ngược lên vùng âm hộ) và lau khô (tránh dùng các chất loại giấy có tẩm các dung dịch khử mùi).

- Tránh thụt rửa âm đạo. Một người phụ nữ khỏe mạnh trong âm đạo luôn có một loạt vi khuẩn “tốt” tạo nên môi trường có tính axit, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn bất thường gây viêm âm đạo. Ngoài ra, việc sử dụng các dung dịch sát khuẩn có thể gây kích ứng da vùng âm hộ âm đạo, tạo nên tiết dịch âm đạo và khó chịu vùng âm hộ kéo dài.

Trong trường hợp của chị, chị cảm nhận khó chịu ở vùng sinh dục nhưng không đi khám nên rất khó để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp. Tôi nghĩ chị nên đi khám sớm và bác sĩ sẽ chẩn đoán giúp chị điều trị đúng.

Click để được tư vấn cùng bác sỹ chuyên khoa

Viêm niệu đạo, âm đạo

Mấy tháng nay, chị Thu Ngọc, (29 tuổi, ở Thanh Xuân, Hà Nội), thường xuyên bị đau rát "vùng kín" sau mỗi lần đi tiểu. Triệu chứng ngứa ngáy khiến chị trở nên cau có, gắt gỏng.

Những ngày gần đây, bệnh "đau buốt khi đi tiểu và ngứa" của chị dường như nặng hơn. Ngoài những triệu chứng đau buốt khi đi tiểu, ngứa ngáy "vùng kín", chị còn hay bị đau thắt bụng dưới, có những hôm đi tiểu xong chị phải ngồi trong nhà vệ sinh một hồi lâu cho giảm đau mới bước ra được.

Lo lắng mình bị bệnh lý về thận, chị đi khám tiết niệu thì được bác sĩ kết luận “thận vẫn khỏe, chỉ viêm đường tiết niệu một chút”. Uống theo đơn bác sĩ kê gần nửa tháng, chị Ngọc thấy các triệu chứng trên chỉ thuyên giảm phần nào chứ không khỏi.

Chị quyết định đi khám thêm cả phụ khoa thì mới biết ngoài viêm niệu đạo, chị Ngọc còn bị viêm âm đạo.

Theo bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa thì hiện tượng đau buốt khi đi tiểu và ngứa ở bộ phận sinh dục phụ nữ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra như do dùng băng vệ sinh không hợp vệ sinh, môi trường nước nhiễm bẩn, vệ sinh không đúng cách, mặc quần quá chật…

Riêng đối với những người đã quan hệ tình dục thì việc vệ sinh không tốt trước khi quan hệ tình dục cũng là nguyên nhân khiến nhiều chị em có những triệu chứng viêm âm đạo, viêm niệu đạo cấp. Nếu để kéo dài, bệnh chuyển sang mạn tính và sẽ khó khăn, tốn kém hơn trong việc điều trị.

Nhiễm trùng bàng quang

Tương tự chị Ngọc, những ngày gần đây chị Hạnh (ở Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng bị mắc tiểu mà không đi được, khi nước tiểu thoát được thì chị lại thấy đau rát và xót nơi ống dẫn tiểu. Vốn tính cẩn thận, khi có biểu hiện bất thường là chị đi khám ngay.

Kết quả cho thấy chị bị nhiễm trùng bàng quang, một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặp ở chị em phụ nữ. Bác sĩ giải thích thêm, bệnh của chị do một loại vi khuẩn bám trong tử cung dần xâm lấn vào đường tiểu gây ra nhiễm trùng. Do mức độ nhiễm trùng nhẹ nên cũng dễ điều trị.

Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng bàng quang, thông thường nhất là do vi khuẩn di chuyển từ hậu môn sang ống niệu đạo hoặc do một loại vi khuẩn bám trong tử cung xâm lấn ống dẫn tiểu gây nhiễm trùng.

Phụ nữ thường dễ mắc nhiễm trùng này hơn nam giới, có những người trong một năm bị tới vài lần. Phụ nữ đã có quan hệ tình dục càng dễ bị bệnh bởi lúc này ống tiểu bị kéo giãn ra và có nhiều điều kiện tiếp xúc với những mầm bệnh đang trú tại cửa âm đạo.

Nếu chị em bị stress, khả năng miễn dịch của cơ thể giảm thì nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn.

Ngoài ra, việc vệ sinh "vùng kín" trước và sau khi quan hệ không đúng cách để lưu lại xà phòng hay các chất rửa phụ khoa ở "cô bé" cũng là một nguyên nhân gây bệnh.

Thông thường, bệnh viêm bàng quang có thể được điều trị trong vòng vài ngày, tuy nhiên nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm và lây sang thận.

Đau buốt khi đi tiểu là hiện tượng tương đối phổ biến ở cả nam và nữ, nhất là những người đã có quan hệ tình dục. Tuy nhiên, phụ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn. Đôi khi những cơn đau đơn thuần chỉ là do bàng quang bị "chèn ép" quá mức trong khi quan hệ tình dục hoặc do dị ứng với bao cao su hay chất bôi trơn âm đạo.

Nhưng cũng có nhiều trường hợp, đau buốt khi đi tiểu là do các bệnh viêm niệu đạo, âm đạo, nhiễm trùng bàng quang và nguy hiểm hơn là các bệnh lây qua đường tình dục gây nên.

Vì vậy, "để có những kết luận chính xác, chị em nên đến bác sĩ phụ khoa kiểm tra kỹ lưỡng, từ đó tìm ra hướng điều trị nhanh chóng và chính xác. Để bảo vệ chăm sóc sức khỏe tốt nhất chị em nên giữ vệ sinh sạch sẽ, nhất là sau khi quan hệ, đồng thời không quên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần. Khi có những biểu hiện bất thường, chị em nên đi khám ngay để điều trị kịp thời", bác sĩ chuyên khoa đưa ra lời khuyên.

Nguyên nhân:

Về giải phẫu, cơ quan sinh dục từ ngoài vào trong gồm: môi lớn, môi bé, màng trinh, trong cùng là âm đạo. Nếu tính từ trên xuống dưới thì trên cùng là âm vật rồi đến lỗ niệu đạo, lỗ âm đạo. Bình thường thì các bộ phận này khép kín, không tạo thành u cục để chúng ta sờ thấy.

Người lớn tuổi, nhất là đã sinh đẻ nhiều lần, có thể bị sa thành âm đạo (thành trước và thành sau) gây cảm giác khó chịu, vướng víu. Chỉ trong trường hợp đó bạn mới sờ thấy một khối ở âm đạo, khối đó chính là thành âm đạo bị sa.

Tình trạng trên hay gặp ở những phụ nữ sau đẻ lao động nặng, sớm hoặc ở những người có cơ địa lỏng lẻo. Ngoài ra, một số người có thể bị nang nước thành âm đạo; nếu nang mọc ngay ở mép gần màng trinh thì có thể tự sờ thấy.

Để loại trừ tất cả những trường hợp này, bạn nên đi khám bác sỹ chuyên khoa để xác định nguyên nhân. Chỉ can thiệp được nếu là nang nước thành âm đạo.

Về hiện tượng tiểu rắt của bạn, chúng tôi xin trả lời bạn như sau. Bình thường chúng ta tiểu tiện 5-6 lần/ngày và không tiểu ban đêm. Tiểu rắt là tiểu nhiều lần trong ngày, mỗi lần đi rất ít và tiểu nhiều nhất về đêm. Số lần có khi tới 10-20 lần/ngày, đêm

Hệ tiết niệu bao gồm các bộ phận bài tiết (cầu thận, ống thận) và bộ phận dẫn xuất nước tiểu (bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo). Mỗi bộ phận có chức năng riêng nhưng trong một cơ quan thống nhất. Các chứng bệnh dù ở bộ phận nào cũng đều có ảnh hưởng chung cho cả hệ tiết niệu và còn liên quan mật thiết với hệ sinh dục.

Tiểu rắt thường kèm theo tiểu buốt. Nguyên nhân thường gặp là viêm bàng quang, sỏi bàng quang, u xơ tiền liệt tuyến, các khối u ở tiểu khung phụ nữ và còn do bệnh lây truyền qua đường tình dục (nhiễm lậu cầu).

Với những triệu chứng tiểu rắt mới phát hiện lần đầu không kèm theo các triệu chứng khác, có thể dùng các thuốc sau: kháng sinh bactrim hoặc pefloxacin 2-3 viên/ngày, các thuốc giãn cơ (atropin), thuốc an thần (sen vông, seduxen). Điều quan trọng là phải uống nhiều nước, 2-2,5 lít/ngày (nước râu ngô, rau má càng tốt).

Để xác định nguyên nhân và điều trị, bạn nên đi khám xét nghiệm nước tiểu, siêu âm...tại các cơ sở y tế.Từ đó, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể dùng thuốc hay phẫu thuật (nếu u xơ hoặc sỏi bàng quang).

Đi tiểu buốt và ngứa ở nam giới và nữ giới là bệnh gì?

Đi tiểu buốt và ngứa là tình trạng người bệnh thấy vùng kín bị đau buốt kèm theo ngứa ngáy ở cơ quan sinh dục mỗi lần đi tiểu tiện. Đa phần tình trạng này đều là dấu hiệu của một số căn bệnh viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục dưới hoặc cơ quan sinh dục trên. Cụ thể các căn bệnh khiến bạn thấy đi tiểu buốt kèm ngứa ngáy là dấu hiệu bệnh sau:

Ngứa đi tiểu buốt do bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm ở đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên trong đó phổ biến là vi khuẩn E.Coli. Bệnh viêm đường tiết niệu nếu mắc phải người bệnh sẽ thấy có triệu chứng như: nước tiểu đục, mùi khai nồng, đi tiểu buốt, tiểu rắt, có máu tươi kèm theo trong nước tiểu...

Bệnh lây qua đường tình dục

Một trong những căn bệnh khiến bạn gặp phải tình trạng đi tiểu buốt và ngứa có thể là do mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Có rất nhiều những căn bệnh lây qua đường tình dục khiến bạn gặp phải triệu chứng này, trong đó có thể kể đến như: lậu, giang mai...

Viêm niệu đạo

Bệnh viêm niệu đạo cũng có thể gây nên những triệu chứng khó chịu khi đi tiểu bị ngứa và đi tiểu buốt. Phần niệu đạo là nơi dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể do đó cũng rất dễ bị viêm nhiễm. Các triệu chứng bệnh viêm niệu đạo kèm theo như: tiểu khó, ngứa, khó chịu khi không đi tiểu được, đau khi quan hệ, bị đỏ hoặc sưng ở đầu dương vật, bỏng rát mỗi lần đi tiểu...

Viêm bàng quang

Nguyên nhân gây bệnh viêm bàng quang là do vi khuẩn, nấm tấn công. Bàng quang là nơi chứa nước thải của cơ thể do đó khi bộ phận này bị viêm nhiễm người bệnh sẽ thấy có các dấu hiệu như: đau buốt vùng kín mỗi lần đi tiểu, ngứa ngáy ở vùng kín, đi tiểu buốt, tiểu rắt, cơ thể mệt mỏi khó chịu...

Ngoài những dấu hiệu đi tiểu buốt và ngứa chung này, tùy thuộc đối tượng, giới tính của mà còn có thể xuất hiện những căn bệnh kèm những dấu hiệu khác như:

Tiểu buốt và ngứa ở nam giới là bệnh gì?

Nam giới là đối tượng rất thường gặp phải tình trạng đi tiểu buốt kèm theo ngứa ngáy ở vùng kín. Tình trạng này ở nam giới rất có thể là do những dấu hiệu bệnh dưới đây:

Viêm tuyến tiền liệt: Tình trạng tăng sinh tuyến tiền liệt gây chèn ép bàng quang khiến nam giới bị đi tiểu buốt, ngứa ngáy và khó chịu mỗi lần đi tiểu. Tình trạng viêm tiền liệt tuyến nếu không sớm điều trị không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây nên tình trạng sinh lý yếu.

Viêm nhiễm bao quy đầu: nguyên nhân gây viêm bao quy đầu có thể do thói quen vệ sinh, quan hệ tình dục không an toàn hoặc mắc các bệnh lý dài, hẹp bao quy đầu. Viêm bao quy đầu không chỉ khiến người bệnh ngứa ngáy, đau rát mỗi lần đi tiểu mà còn gây nên triệu chứng tiểu buốt và ngứa ở vùng kín.

Bị ngứa và tiểu buốt ở nam giới gây khó chịu không những thế mà còn khiến nam giới đứng trước nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản.

Đi tiểu buốt và ngứa ở nữ giới là bệnh gì?

Tiểu buốt và ngứa ở nữ giới là bệnh gì?
Tiểu buốt và ngứa ở nữ giới là bệnh gì?

Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ giới khá phức tạp do đó cũng có nguy cơ mắc các căn bệnh có dấu hiệu đi đái buốt và ngứa, đặc biệt chị em sẽ thấy tình trạng đi tiểu buốt và ngứa khi mang thai. Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do mắc các bệnh dưới đây:

Viêm âm đạo: Đây là một trong những căn bệnh mà rất nhiều chị em mắc phải do nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Những nguyên nhân này làm thay đổi môi trường âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh.

Viêm cổ tử cung: tình trạng viêm cổ tử cung khiến chị em cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng như ra khí hư màu vàng hoặc xanh, khí hư có mùi hôi khó chịu, đi tiểu rắt, tiểu nhiều lần...

Ngoài ra tình trạng tiểu buốt và ngứa còn có thể do những nguyên nhân ngoài bệnh lý như: quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn, mặc quần quá chật, không vệ sinh cơ quan sinh dục trước hoặc sau khi quan hệ tình dục...

Nguyên nhân gây nên dấu hiệu đi tiểu buốt và ngứa

Tình trạng đi tiểu buốt và ngứa có thể do nhiều bệnh lý như đã nêu trên. Đa phần những bệnh lý này đều là những nguyên nhân gây bệnh dưới đây:

Quan hệ tình dục không an toàn: quan hệ với bạn tình với những tư thế khó, mạnh bạo khiến vùng kín bị tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và xâm nhập. Đặc biệt là quan hệ với những người có đời sống sinh hoạt tình dục phức tạp, nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục cao hơn.

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: điều này giúp vi khuẩn tấn công và xâm nhập dễ dàng, các loại vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm ngược dòng.

Thói quen nhịn tiểu: nhịn tiểu thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến chị em bị tiểu buốt và ngứa ngáy. Tình trạng nhịn tiểu khiến vi khuẩn lây lan mạnh và tấn công nhiều hơn.

Sử dụng xà phòng vệ sinh vùng kín: Việc sử dụng các loại xà phòng, dung dịch vệ sinh vùng kín có chứa chất tẩy rửa cũng như làm mất cân bằng âm đạo cũng có thể gây viêm nhiễm vùng kín.

Do đó để đảm bảo sức khỏe tốt và hết triệu chứng đi tiểu buốt và ngứa chị em nên tránh những nguyên nhân gây bệnh nêu trên. Đặc biệt giữ thói quen này kể cả khi đang điều trị bệnh để thời gian điều trị bệnh được rút ngắn hơn.

Cách chữa trị đi tiểu buốt và ngứa vùng kín

Đi tiểu buốt và ngứa là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau ở cả nam giới và nữ giới. Do đó để chữa trị dứt điểm tình trạng này bạn nên đi thăm khám các bác sĩ chuyên nam khoa, phụ khoa và ngoại tiết niệu.

Thông qua những triệu chứng mà người bệnh đang có, các bác sĩ sẽ khai thác những triệu chứng kèm theo và đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả theo từng nguyên nhân.

Với những trường hợp bị tiểu buốt, ngứa vùng kín do viêm nhiễm các bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc nội khoa. Các loại thuốc này sẽ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, kìm hãm sự phát triển của chúng đồng thời hạn chế sự viêm nhiễm lan rộng.

Với những trường hợp mắc các bệnh xã hội có thể bạn sẽ cần điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu và dùng thuốc. Việc điều trị do nguyên nhân này thường mất nhiều thời gian và tiền bạc hơn do những nguyên nhân viêm nhiễm thông thường.

Bên cạnh việc điều trị người bệnh cũng cần chú ý đến một số thói quen như: uống nhiều nước, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, quan hệ tình dục an toàn, xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, luôn mặc quần áo khô ráo, thoáng mát, hạn chế sử dụng chất kích, không nên nhịn tiểu...

Biện pháp phòng tránh tiểu buốt kèm ngứa vùng kín hiệu quả

Phòng tránh bệnh tiểu buốt kèm ngứa vùng kín hiệu quả ở Biên Hòa
Phòng tránh bệnh tiểu buốt kèm ngứa vùng kín hiệu quả ở Biên Hòa

Theo bác sĩ Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc cho biết: “Đi tiểu rắt và ngứa vùng kín là biểu hiện của các bệnh lý viêm nhiễm. Vì vậy, chị em cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, chăm sóc sạch sẽ là phương pháp hiệu quả nhất.”

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Không thụt rửa âm đạo quá mạnh, không sử dụng dung dịch chứa nhiều hóa chất. Quan hệ tình dục an toàn: Những người có đời sống tình dục không an toàn thường dễ bị lây nhiễm các bệnh xã hội như sùi mào gà, lậu, giang mai… hoặc các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm tấn công. Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung các chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch để có khả năng chống chọi lại các loại vi khuẩn, nấm… Khám sức khỏe định kỳ: Điều này sẽ giúp phát hiện kịp thời các bệnh lý nguy hiểm và có phác đồ điều trị phù hợp, phòng tránh hiệu quả tránh ảnh hưởng sức khỏe và chức năng sinh sản. Tuân thủ chỉ định hướng dẫn của bác sĩ khi điều trị bệnh, tuyệt đối không tự ý ngừng thuốc hoặc mua thuốc về nhà điều trị.

Địa chỉ khám và điều trị tiểu buốt kèm ngứa vùng kín ở Biên Hòa Đồng Nai

Trên đây là những thông tin về Tiểu buốt kèm ngứa vùng kín có nguy hiểm không mà chị em rất quan tâm. Mọi thắc mắc và nhu cầu tư vấn liên hệ ngay Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc Biên Hòa Đồng Nai. Viêm Phụ Khoa Biên Hòa.

 ► Hotline 0251 381 9288

 ► Zalo 0785.720.270

 ► Địa chỉ: 203A, đường Phạm Văn Thuận, KP.1, phường Tân Tiến, Biên Hòa, Đồng Nai.

Chị em có thể liên hệ Hotline 0251 381 9288 hoặc qua Zalo 0785 720 270 với Viêm Phụ Khoa Biên Hòa. Mọi thông tin liên hệ tư vấn sẽ được Phòng khám bảo mật tuyệt đối.

Các bài viết của Viêm Phụ Khoa Biên Hòa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.