Tiểu buốt tiểu rắt là do đâu?

Khó tiểu là triệu chứng đau, khó chịu hoặc nóng rát khi đi tiểu. Nó phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Ở nam giới, nó phổ biến hơn ở những người đàn ông lớn tuổi hơn những người đàn ông trẻ tuổi.

Tiểu rắt tiểu buốt ở nữ giới là gì?

Tiểu buốt tiểu rắt là gì?
Tiểu buốt tiểu rắt là gì?

Tiểu rắt là khái niệm để diễn tả tình trạng đi tiểu thường xuyên. Bệnh nhân bị tiểu rắt khi số lần đi tiểu đột ngột gia tăng hơn so với bình thường và cảm giác mắc tiểu này không kiểm soát được. Tiểu rắt ở nữ giới gây ra nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến chức năng bàng quang do bị kích thích nhiều lần liên tục.

Tuy nhiên, tiểu rắt thường không đơn độc mà đi kèm với các triệu chứng khác của đường tiết niệu như tiểu buốt (hiện tượng nóng rát, đau buốt khi đi tiểu), tiểu không hết hoặc mót tiểu liên tục. Bên cạnh đó, một số triệu chứng đi kèm khác như:

Thay đổi tính chất nước tiểu: Nước tiểu có màu đục, có dịch mủ và đôi khi kèm theo máu.

Đau bụng dưới rốn hoặc đau rát khi quan hệ tình dục qua âm đạo.

Đôi khi bệnh nhân sẽ có sốt cao, ớn lạnh nếu nguyên nhân gây tiểu rắt là do nhiễm trùng đường tiểu.

Nguyên nhân gây tiểu khó, tiểu đau, tiểu buốt

Dưới đây là một số nguyên nhân khiến phụ nữ bị tiểu đau, tiểu khó:

Nhiễm trùng

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tiểu khó, tiểu đau ở phụ nữ. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của đường tiết niệu, bao gồm:

Thận

Niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang)

Bàng quang

Niệu đạo (ống từ bàng quang mang nước tiểu ra khỏi cơ thể)

Nhiễm trùng đường tiết niệu thường được gây ra bởi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo. Vi khuẩn tích tụ ở niệu đạo khi các chất thải không được loại bỏ hoặc bàng quang không được làm sạch gây nên tình trạng nhiễm trùng. Tình trạng sưng và kích thích do nhiễm trùng gây ra khiến phụ nữ bị tiểu đau, tiểu khó, tiểu buốt và kèm theo cảm giác khó chịu.

Một số yếu tố có thể làm tăng làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu, bao gồm:

Thường xảy ra ở phụ nữ do ống niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn của nam giới

Bệnh tiểu đường: đường trong máu cao gây tổn thương đến vi mạch máu ở thận khiến chức năng của thận bị suy giảm, thậm chí có thể gây suy thận

Tuổi tác: bí tiểu thường gặp ở những người lớn tuổi

Bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt bao gồm viêm tuyến tiền liệt và phì đại tuyến tiền liệt có thể gây ra một số triệu chứng như tiểu khó, tiểu buốt, tiểu nhắt... ở nam giới

Sỏi thận: những bệnh nhân bị sỏi thận thường đi tiểu nhiều lần, mỗi lần đi một lượng nhỏ. Nếu sỏi thận to gây tắc nghẽn niệu quản dẫn đến tiểu khó, buốt

Phụ nữ mang thai: do áp lực tác động vào tử cung tăng lên, chèn ép vào đường tiết niệu khiến nước tiểu bị ứ đọng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển

Viêm bàng quang: vi khuẩn xâm nhập vào khiến niệu đạo bị viêm nhiễm có thể lan đến bàng quang khiến bạn cảm thấy đau khi đi tiểu và vùng bụng dưới bị căng tức.

Bên cạnh việc gây tiểu đau, tiểu khó, các triệu chứng khác do UTI gây ra, bao gồm:

Sốt

Nước tiểu có mùi hôi và khó chịu

Nước tiểu đục hoặc có máu

Tăng tần số tiết niệu hoặc đi tiểu nhiều

Đau sườn

Đôi khi đi tiểu đau có thể liên quan đến nhiễm trùng âm đạo, chẳng hạn như nhiễm trùng nấm men. Với nhiễm trùng âm đạo, bạn cũng có nguy cơ tăng dịch tiết âm đạo và kèm mùi hôi.

Nhiễm trùng lây qua đường tình dục cũng có thể là nguyên nhân gây tiểu đau, tiểu khó, tiểu buốt ở phụ nữ. Bao gồm các tình trạng sau:

Mụn rộp sinh dục

Bệnh Chlamydia

Bệnh da liễu

Không những khiến người bệnh tiểu đau, buốt, những bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục này cũng có thể gây ra các triệu chứng như:

Ngứa

Mụn nước hoặc vết loét do mụn rộp sinh dục

Đi tiểu thất thường

Tiêu đau

Đôi khi đi tiểu đau có thể liên quan đến nhiễm trùng âm đạo

Viêm và kích thích

Một loạt các vấn đề khác có thể dẫn đến tình trạng viêm hoặc kích thích đường tiết niệu hoặc bộ phận sinh dục, dẫn đến các triệu chứng đau khi đi tiểu. Bên cạnh nguyên nhân do nhiễm trùng, một số yếu tố khác có nguy cơ khiến bạn đi tiểu đau, tiểu khó, bao gồm:

Sỏi trong đường tiết niệu

Kích thích niệu đạo do hoạt động tình dục

Viêm bàng quang kẽ, một tình trạng gây ra bởi viêm bàng quang

Thay đổi âm đạo liên quan đến thời kỳ mãn kinh

Các hoạt động như cưỡi ngựa hoặc đi xe đạp

Nhạy cảm với hóa chất trong các sản phẩm liên quan đến việc sử dụng xà phòng thơm, giấy vệ sinh hoặc các sản phẩm khác như thụt rửa hoặc chất bôi trơn...

Tác dụng phụ của một số loại thuốc, chất bổ sung và phương pháp điều trị

Khối u trong đường tiết niệu

Một số loại thuốc như thuốc được dùng trong hóa trị có thể gây viêm bàng quang

Sau khi khám và kiểm tra tổng quát, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm khác nhằm chẩn đoán nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó tiểu của bạn để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Để giúp xác định nguyên nhân, bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi sau:

Tiểu đau, tiểu khó bắt đầu đột ngột hay từ từ

Xảy ra một lần hoặc nhiều lần

Bạn cảm thấy đau khi bắt đầu đi tiểu

Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nếu chứng tiểu đau kèm theo một số triệu chứng dưới đây:

Sốt

Đi tiểu thất thường

Đau sườn

Màu sắc nước tiểu thay đổi

Máu trong nước tiểu

Mủ trong nước tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu dưới khi tiểu buốt

Đây được xem là nguyên nhân tiểu rắt ở nữ giới có tỷ lệ gặp cao nhất. Nguyên nhân là do giải phẫu niệu đạo ở phụ nữ ngắn hơn nam giới, lỗ niệu đạo lại nằm gần hậu môn hơn khiến một số loại vi khuẩn (đặc biệt là E.coli) dễ dàng xâm nhập vào đường tiểu, gây nên bệnh nhiễm trùng đường tiểu dưới. Một số dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở nữ giới:

Tiểu rắt, tiểu buốt, cảm giác mót tiểu liên tục, nước tiểu đục, mùi hôi và đôi khi tiểu ra máu.

Do niệu đạo nằm gần âm đạo nên thường kèm theo triệu chứng viêm âm đạo như ra nhiều khí hư bất thường, ngứa rát, sưng tấy vùng kín.

Đôi khi người bệnh sốt nhẹ, ớn lạnh

Đau vùng bụng dưới, đau tăng lên khi quan hệ.

Nóng rát và đau sau khi quan hệ

Bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở nữ giới có thể gây đau khi quan hệ

Viêm bàng quang

Đây cũng là một nguyên nhân gây tiểu rắt ở nữ giới, hay gặp ở những phụ nữ quan hệ tình dục không an toàn, vệ sinh vùng kín sai cách, do thay đổi nội tiết tố hoặc mặc quần lót quá chật... Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm các khu vực lân cận như tử cung, âm đạo hoặc niệu quản. Các dấu hiệu thường gặp của bệnh:

Tiểu rắt, số lần tiểu trên 7 lần/ngày mà vẫn còn cảm giác mắc tiểu, đôi khi tiểu đau buốt.

Nước tiểu đổi màu, có mùi lạ, đôi khi còn kèm theo máu và mủ.

Sốt nhẹ, đau bụng hoặc hay cáu gắt do việc đi tiểu liên tục gây ra.

Mang thai

Tiểu rắt ở nữ giới khi mang thai là một hiện tượng bình thường do thai nhi phát triển, đây không phải là vấn đề bệnh lý. Cấu tạo và vị trí bàng quang nằm ngay trước tử cung, do đó khi thai nhi phát triển lớn hơn sẽ đè vào niệu đạo và bàng quang, tạo áp lực nhất định làm thay đổi sinh lý của đường tiết niệu.

Đôi khi tiểu rắt còn kèm theo chứng tiểu són (nước tiểu chảy ra không theo ý muốn), đặc biệt khi bước vào thời kỳ sắp sinh.

Mang thai

Phụ nữ mang thai thường xuyên xuất hiện tình trạng tiểu rắt

Một số nguyên nhân khác

Quan hệ tình dục không an toàn: quan hệ thô bạo, nhiều bạn tình và không an toàn làm tăng khả năng nhiễm trùng, tổn thương bộ phận sinh dục và sẽ lây lan sang đường tiểu (niệu đạo, bàng quang), biểu hiện bằng triệu chứng tiểu rắt.

Thói quen vệ sinh không đúng cách: bản chất giải phẫu ở nữ giới nên đường tiểu dễ dàng bị nhiễm trùng chéo từ cơ quan sinh dục. Do đó, nếu không vệ sinh sạch sẽ (đặc biệt là trong những ngày hành kinh hoặc sau quan hệ tình dục) thì nguy cơ cao sẽ nhiễm trùng cả hệ sinh dục và đường tiểu và gây tiểu rắt ở nữ giới.

Do dị ứng với các chất tẩy rửa, nước xả vải, dung dịch vệ sinh, giấy vệ sinh... khiến âm đạo tổn thương dẫn đến tiểu rắt, tiểu buốt.

Do thói quen nhịn tiểu hoặc sụt rửa âm đạo sâu gây mất cân bằng môi trường âm đạo.

Dấu hiệu triệu chứng của tiểu buốt tiểu rắt là gì?

Triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt là gì
Triệu chứng tiểu buốt tiểu rắt là gì

Dựa vào nguyên nhân gây tiểu buốt, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng khác ngoài đau khi đi tiểu. Các triệu chứng có thể bao gồm:

Nhiễm trùng đường tiết niệu thấp (viêm bàng quang). Đi tiểu thường xuyên, có sự thôi thúc đi tiểu mãnh liệt, mất kiểm soát bàng quang, đau ở phần phía trước bụng dưới (gần bàng quang), nước tiểu đục có mùi nồng hoặc thậm chí có máu;

Nhiễm trùng đường tiểu trên (viêm bể thận). Đau ở phần lưng trên, sốt cao kèm theo ớn lạnh, buồn nôn và nôn, nước tiểu đục, đi tiểu thường xuyên, có sự thôi thúc đi tiểu mãnh liệt;

Viêm niệu đạo. Có chất dịch từ niệu đạo, mẩn đỏ xung quanh phần đầu của niệu đạo, đi tiểu thường xuyên, tiết dịch âm đạo. Người có quan hệ tình dục với người bị mắc bệnh viêm niệu đạo thường sẽ không có triệu chứng;

Viêm âm đạo. Đau, nhức hoặc ngứa ở âm đạo, âm đạo thay đổi bất thường hoặc có mùi hôi tiết ra từ âm đạo, đau hoặc khó chịu khi giao hợp tình dục.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Tiểu khó, tiểu rắt có gây nguy hiểm không?

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, khi xuất hiện các chứng tiểu đau, tiểu buốt, tiểu khó, bạn nên đi khám kịp thời. Bệnh nếu không được phát hiện sớm có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như:

tiểu khó

Tiểu đau, tiểu khó bắt đầu đột ngột hay từ từ

Tiểu đau, tiểu khó và các triệu chứng khác kèm theo ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hàng ngày của người bệnh, gây mất ngủ, mệt mỏi, chán nản, uể oải...

Chức năng của bàng quang bị ảnh hưởng, thậm chí có thể gây suy thận

Nếu tuyến tiền liệt bị tổn thương trong thời gian dài không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, có thể gây suy giảm khả năng thụ thai, hiếm muộn

Sỏi thận, viêm bàng quang nếu kéo dài sẽ gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng như tiểu đau, tiểu khó, kèm theo sự thay đổi màu sắc của nước tiểu....bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.

Những ai thường mắc phải chứng tiểu buốt tiểu rắt?

Chứng tiểu buốt phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Ở nam giới, chứng tiểu buốt phổ biến hơn ở những người đàn ông lớn tuổi.

Bạn có thể kiểm soát chứng tiểu buốt bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu buốt?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh tiểu buốt, chẳng hạn như:

Có nhiều bạn tình;

Quan hệ tình dục với người bị nhiễm bệnh;

Ăn các loại thực phẩm có tính axit cao;

Uống nhiều cà phê, rượu, v.v.

Điều trị tiểu rắt ở nữ giới hiệu quả

Trường hợp nhẹ

Nếu tình trạng tiểu rắt, tiểu buốt xuất hiện do nguyên nhân sinh lý, có thể hỗ trợ điều trị bằng các phương pháp sau:

Phượng vĩ thảo: Phượng vĩ thảo tính lạnh, vị ngọt nhạt hơi đắng. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, chữa tiểu rắt tiểu buốt...

Dùng rau mồng tơi: Mồng tơi vị chua ngọt, tính lạnh có tác dụng giải độc nhuận tràng, thanh nhiệt. Có thể lấy cuống và lá mồng tơi rửa sạch, đun với nước uống thay trà.

Bột sắn dây: Sắn dây vị ngọt, tính mát, quy vào kinh phế, bàng quang và tỳ. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông đường tiết niệu, trị tiểu đường. Mỗi ngày pha 10g bột sắn khô với nước ấm để uống.

Bột sắn dây

Uống bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông đường tiết niệu, trị tiểu đường

Trường hợp nặng

Nếu tiểu rắt ở nữ giới do các bệnh lý viêm nhiễm gây ra, kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường hoặc tái đi tái lại thì bệnh nhân cần gặp bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp. Bệnh nhân không nên e ngại, giấu bệnh, tự chẩn đoán, tự điều trị khi không biết chính xác nguyên nhân gây tiểu rắt.

Một số phương pháp điều trị thường gặp là kháng sinh, kháng viêm nếu do nhiễm trùng đường tiểu hoặc viêm âm đạo; thuốc kháng nấm nếu do viêm do nấm gây ra; giảm đau hoặc thuốc sát khuẩn đường tiểu (methylene blue)...

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người bệnh

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của chứng tiểu buốt?

Bạn sẽ có thể kiểm soát chứng tiểu buốt nếu áp dụng các biện pháp sau:

Không dùng các chất tẩy rửa có mùi thơm và đồ trong nhà để giảm nguy cơ kích ứng. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để giữ an toàn cho mình và bạn tình. Điều chỉnh chế độ ăn uống để loại bỏ thức ăn và nước uống gây kích thích bàng quang;

Tránh một số chất kích thích, bao gồm rượu, cà phê, thức ăn cay, trái cây và nước trái cây, các sản phẩm từ cà chua và chất làm ngọt nhân tạo. Theo như lưu ý từ Viện nghiên cứu quốc gia về các chứng bệnh tiểu đường, tiêu hóa và thận (NIDDK – Mỹ), một số loại thực phẩm nhất định có thể gây kích thích bàng quang;

Tránh các loại thực phẩm có tính axit cao để bàng quang có thời gian phục hồi. Trong thời gian điều trị, bạn nên có chế độ ăn nhạt.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Phòng ngừa tiểu rắt tiểu buốt ở nữ giới

Uống nhiều nước, từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày.

Chế độ dinh dưỡng nhiều rau củ quả tươi, đủ các nhóm chất khác nhau.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ cho luôn khô thoáng, thay băng vệ sinh thường xuyên khi đến kỳ kinh nguyệt.

Không mặc quần lót ẩm ướt.

Hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh dễ gây kích ứng, có chứa chất tẩy rửa mạnh.

Hạn chế thụt rửa sâu hoặc phun nước trực tiếp vào âm đạo.

Không nên nhịn tiểu, cần xây dựng lối sống tình dục an toàn, lành mạnh.

Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh tật, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Hiện nay, Đa Khoa Hồng Phúc có các gói Khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý.

Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại Bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.

Địa chỉ khám, điều trị tiểu buốt tiểu rắt tốt ở Biên Hòa Đồng Nai

Địa chỉ chữa tiểu buôt tiểu rắt ở Biên Hòa Đồng Nai
Địa chỉ chữa tiểu buôt tiểu rắt ở Biên Hòa Đồng Nai

Trên đây là những thông tin về Tiểu buốt tiểu rắt là do đâu mà chị em rất quan tâm. Mọi thắc mắc và nhu cầu tư vấn liên hệ ngay Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc Biên Hòa Đồng Nai. Viêm Phụ Khoa Biên Hòa.

 ► Hotline 0251 381 9288

 ► Zalo 0785.720.270

 ► Địa chỉ: 203A, đường Phạm Văn Thuận, KP.1, phường Tân Tiến, Biên Hòa, Đồng Nai.

Chị em có thể liên hệ Hotline 0251 381 9288 hoặc qua Zalo 0785 720 270 với Viêm Phụ Khoa Biên Hòa. Mọi thông tin liên hệ tư vấn sẽ được Phòng khám bảo mật tuyệt đối.

Các bài viết của Viêm Phụ Khoa Biên Hòa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.