Viêm phụ khoa khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi không?

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng dễ dàng mắc phải viêm nhiễm phụ khoa. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone trong thời gian này làm cho "cô bé" trở nên nhạy cảm, dễ mắc viêm phụ khoa hơn người bình thường.

Nguyên nhân viêm nhiễm phụ khoa ở mẹ bầu:

Trong giai đoạn mang thai, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi rõ rệt về mặt sinh lý. Các nội tiết tố trong cơ thể thay đổi kéo theo sự thay đổi về hoạt động và chức năng của các cơ quan sinh sản. Dịch âm đạo ra nhiều hơn bình thường nên nếu không được vệ sinh sạch sẽ, môi trường ẩm ướt trong âm đạo chính là điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện và phát triển của nấm, vi khuẩn... gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm phần phụ,....

Khi mang thai, cấu trúc cổ tử cung mở rộng làm vi khuẩn và mầm bệnh dễ dàng xâm nhập vào bên trong và gây bệnh.

Khi mang thai, lượng estrogen tăng cao, kích thước thai nhi ngày càng lớn chèn ép vùng chậu khiến khí hư ra nhiều hơn bình thường, vùng kín cũng trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương hơn...

Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ mang thai:

Dấu hiệu viêm âm đạo viêm phụ khoa khi mang thai
Dấu hiệu viêm âm đạo viêm phụ khoa khi mang thai

Có thể nhận biết được 1 số dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa như:

Dịch âm đạo có mùi hôi, màu sắc khí hư thay đổi.

Đau rát, ngứa vùng kín.

Vùng da ở ngoài âm đạo có hiện tượng đỏ, rìa âm hộ bị sưng.

Đau rát khi quan hệ tình dục.

Các bệnh viêm phụ khoa khi mang thai cùng sự ảnh hưởng đến thai nhi

Những bệnh viêm phụ khoa viêm âm đạo thường gặp
Những bệnh viêm phụ khoa viêm âm đạo thường gặp

1.1. Viêm nhiễm nấm Candida

Nấm Candida thường cư trú bên trong âm đạo, các vi nấm này hoàn toàn vô hại khi môi trường giữ ở mức cân bằng. Tuy nhiên, trong giai đoạn thai nghén, sự tăng giảm nội tiết tố đột ngột làm thay đổi độ pH âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm sinh sôi, phát triển và gây bệnh. Việc điều trị viêm âm đạo khi mang thai do nấm Candida thường rất dễ dàng tuy nhiên bệnh rất dễ tái đi tái lại nhiều lần.

Trường hợp người mẹ mắc bệnh phụ khoa khi mang thai mà không được điều trị dứt điểm thì khi sinh con qua âm đạo, nấm có thể dính vào niêm mạc miệng gây đen miệng hoặc viêm da do nấm cho trẻ sơ sinh. Nguy hiểm hơn, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc tăng nguy cơ sinh non, sức đề kháng yếu, có thể bị viêm phổi do nấm. Vì vậy, mẹ bầu cần điều trị bệnh dứt điểm trước khi sinh con nhằm tránh lây cho bé trong quá trình sinh nở.

Viêm âm đạo do nấm Candida

Viêm nhiễm nấm Candida khi mang thai thường tái đi tái lại nhiều lần

1.2. Viêm phụ khoa do nhóm vi khuẩn Bacterial Vaginosis (BV)

Bệnh viêm phần phụ do vi khuẩn là bệnh thường gặp nhất đối với phụ nữ mang thai, cứ khoảng 5 người thì sẽ có 1 người bị nhiễm bệnh. Bệnh xảy ra khi các vi khuẩn tự nhiên sống trong âm đạo phát triển một cách quá mức trong thai kỳ, do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone. Những biểu hiện của bệnh rất dễ phát hiện như: tiết dịch âm đạo chuyển sang màu xám, có mùi hôi tanh.

Bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai do nhóm vi khuẩn này thường có mối liên quan đến các biến chứng thai kỳ nguy hiểm như: vỡ màng ối sớm, nhiễm trùng nước ối, nguy cơ sảy thai khi thai nhi đã lớn, tăng nguy cơ sinh non cao gấp 2 lần so với người không bị bệnh, con sinh ra bị nhẹ cân, viêm màng tử cung sau khi sinh qua âm đạo hoặc sinh mổ. Do đó, người mẹ khi mang thai không được chủ quan với các dấu hiệu bất thường ở vùng kín.

1.3. Viêm âm đạo cho lậu cầu khuẩn

Lậu cầu khuẩn cũng là một nguyên nhân gây viêm ngứa phụ khoa khi mang thai có mức độ nguy hiểm cao. Nếu thời gian ủ bệnh kéo dài, người mẹ sẽ gặp các triệu chứng như: tiểu gắt, nước tiểu đục kèm theo mủ, ra nhiều huyết trắng nặng mùi và đau vùng bụng dưới.

Bệnh phụ khoa khi mang thai do lậu cầu khuẩn gây ra nếu không được điều trị dứt điểm sẽ tác động xấu đến thai nhi: nguy cơ sinh non tăng lên 8%, gây viêm màng ối, vỡ ối, trẻ sinh ra nhẹ cân do suy dinh dưỡng bào thai. Bên cạnh đó, vi khuẩn lậu dễ lây nhiễm cho bé trong quá trình sinh thường qua ngã âm đạo. Vi khuẩn từ chất dịch tiết ra ở đường sinh dục của người mẹ xâm nhập vào mắt của trẻ sơ sinh, gây nên tình trạng viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh. Do đó, từ ngày thứ 2 sau sinh, mắt của bé sẽ bị sung huyết, có nhiều mủ vàng, gây giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa.

Bà mẹ mang thai cần làm gì khi bị viêm phụ khoa

Bà bầu làm gì khi bị viêm phụ khoa
Bà bầu làm gì khi bị viêm phụ khoa

Viêm nhiễm phụ khoa không có dấu hiệu quá rõ ràng nên đôi khi khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với những biểu hiện bình thường của thai kỳ. Vì vậy, khi thấy có dấu hiệu bất thường, mẹ nên đi khám để được chẩn đoán chính xác.

Bị viêm phụ khoa, mẹ bầu nên đi khám, không được tự ý mua thuốc điều trị

Tùy thuộc vào tác nhân gây viêm nhiễm và mức độ bệnh, bác sĩ se chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp và đảm bảo không ảnh hưởng đến thai nhi. Thông thường, mẹ bầu sẽ được kê thuốc bôi hoặc thuốc đặt âm đạo để điều trị bệnh và hạn chế uống kháng sinh vì chúng có thể tác động xấu đến thai nhi.

Nếu trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bị viêm phụ khoa thì có thể áp dụng một vài biện pháp tự cải thiện tình trạng viêm nhiễm dưới đây. Lúc này các bộ phận của thai nhi đã tương đối hoàn thiện nên sẽ an toàn hơn:

– Thường xuyên ăn tỏi trong bữa ăn vì tỏi có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn nên có thể phòng tránh và điều trị viêm âm đạo

– Ăn sữa chua lên men tự nhiên mỗi ngày để cung cấp vi khuẩn có lợi, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh

– Mẹ bầu có thể dùng men vi sinh nhưng cần lưu ý rằng hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để chắc chắn an toàn

– Khi bị viêm nhiễm phụ khoa thì mẹ nên kiêng quan hệ tình dục

– Không nên sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH cao để thụt rửa âm đạo

– giữ vệ sinh vùng kín, mặc quần lót thoáng mát, chất liệu 100% cotton để thấm hút tốt, giữ cho vùng kín luôn khô thoáng

– Không nên áp dụng những mẹo dân gian trị viêm phụ khoa chưa được kiểm chứng

– Không nên tắm bồn vì có thể lây nhiễm thêm nguồn vi khuẩn khác

– Không tự ý mua thuốc về sử dụng mà không hỏi ý kiến bác sĩ vì có một số loại thuốc tốt cho người bình thường nhưng có thể gây hại cho mẹ bầu và thai nhi nếu dùng không đúng cách, đúng liều.

– Hạn chế ăn đồ ngọt vì chúng làm tăng lượng bài tiết của âm đạo, khiến âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và bệnh thêm nặng.

Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu tại nhà:

Chữa viêm phụ khoa cho bà bầu bằng cách nào đảm bảo hiệu quả và an toàn tuyệt đối với thai nhi là vấn đề các mẹ luôn đặt lên hàng đầu. Bởi thế mẹ bầu thường chọn phương pháp chữa viêm đơn giản bằng nguyên liệu tự nhiên tại nhà:

Trị ngứa vùng kín bằng lá trà xanh:

Chuẩn bị khoảng 15 lá chè xanh tươi vò nát cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước kèm theo 1 thìa cà phê muối tinh để xông hoặc rửa vùng kín.

Trà xanh có tính kháng khuẩn, làm sạch tự nhiên nên được nhiều chị em áp dụng.

Trị ngứa vùng kín bằng lá trầu không:  

Lá trầu không chứa rất nhiều đường và tinh dầu, có tác dụng ức chế các loại vi khuẩn và nấm. Để trị ngứa bằng lá trầu không bạn có thể  lấy 10 lá trầu không, rửa sạch, đun sôi sau đó để nguội rồi lau, rửa vùng kín. Ta cũng có thể dùng để xông vùng kín. Chỉ dùng 1-2 lần/tuần

Muối có đặc tính sát khuẩn, giảm ngứa, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Trị ngứa vùng kín bằng nha đam:

Tinh chất nha đam không chỉ giúp làm sạch, trị ngứa vùng kín mà còn giúp cô bé của bạn bớt thâm đen, hồng hào hơn. Để sử dụng bạn hãy tách lấy phần thịt nha đam, cắt nhỏ, hòa tan muối vào tô nước rồi ngâm nha đam trong 15 phút. Dùng nha đam đã ngâm đó để chà nhẹ nhàng quanh vùng kín để làm sạch và trị ngứa. Thực hiện khoảng 5 phút rồi rửa sạch vùng kín bằng nước.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể sử dụng các dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc đặt thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ để tránh trường ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Trị ngứa vùng kín bằng muối:

Bạn có thể mua nước muối sinh lý dạng chai hoặc mua loại gói muối sinh lý dành riêng cho chị em phụ nữ để rửa và vệ sinh vùng kín.

muối - chữa viêm phụ khoa tại nhà

Muối có đặc tính sát khuẩn, giảm ngứa, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển

Viên đặt âm đạo trị viêm phụ khoa khi mang thai ảnh hưởng tới thai nhi không?

Việc dùng thuốc ở phụ nữ có thai, nhất là trong những tháng đầu tiên là hết sức quan trọng. Hầu hết các thuốc bà bầu dùng trong thai kỳ, dù theo đường tiêm, đường uống, đường đặt (dưới lưỡi, viên đặt trong âm đạo, trong hậu môn), xịt họng hay nhỏ mũi... thậm chí thuốc bôi ngoài da... cũng đều có thể theo máu mẹ vào thai nhi qua hệ tuần hoàn thai, vì thế có rất nhiều thứ thuốc có thể gây độc cho thai nhi.

Viên đặt âm đạo trị bệnh phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng tới thai nhi không

Viêm phụ khoa khi mang thai là hiện tượng thường gặp

Cụ thể hơn, nếu người phụ nữ bị viêm âm đạo trong quá trình mang thai thì tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ bắt buộc phải kê đơn thuốc dùng cho thai phụ. Loại thuốc đặt âm đạo mà bác sĩ kê đơn thường được phối hợp giữa 3 loại thuốc kháng sinh và kháng nấm là: Neomycin, Nystatin và Polymyxin B, cho tác dụng điều trị tại chỗ các bệnh nhiễm khuẩn ở âm đạo và cổ tử cung do vi khuẩn hay tạp khuẩn. Với loại viên đặt âm đạo này, bà bầu có thể yên tâm sử dụng trong thời kỳ mang thai mà không lo ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc thời điểm này khá nhạy cảm vì vậy mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc mà phải tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Đôi khi một số loại thuốc chỉ làm tình trạng bệnh hết tạm thời và tái đi tái lại nhiều lần, nguy hiểm hơn sẽ tác động xấu đến cả mẹ và thai nhi.

Cách phòng tránh viêm phụ khoa cho bà bầu:

- Giảm ăn đường và các thực phẩm ngọt.

- Giữ vùng kín luôn khô thoáng

- Tránh để vùng kín ở trong tình trạng nóng ẩm, mặc đồ lót bằng chất liệu cotton thoáng mát, thấm mồ hôi.

- Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng bên ngoài, không thụt rửa, không ngâm.

- Tránh xa các xà phòng và sản phẩm vệ sinh vùng kín có chất tẩy mạnh vì có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho các loại mầm bệnh phát triển.

- Tích cực ăn sữa chua để tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là cách phòng tránh, cách chữa viêm nhiễm phụ khoa cho bà bầu rất tốt.

- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ và đủ giấc.

- Chế độ sinh hoạt điều độ, tránh thức khuya.

Địa chỉ chữa trị viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai cho bà bầu

Địa chỉ Đa Khoa Hồng Phúc chữa viêm âm đạo uy tín Biên Hòa
Địa chỉ Đa Khoa Hồng Phúc chữa viêm âm đạo uy tín Biên Hòa

Trên đây là những thông tin về Viêm phụ khoa khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi không mà chị em rất quan tâm. Mọi thắc mắc và nhu cầu tư vấn liên hệ ngay Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phúc Biên Hòa Đồng Nai. Viêm Phụ Khoa Biên Hòa.

 ► Hotline 0251 381 9288

 ► Zalo 0785.720.270

 ► Địa chỉ: 203A, đường Phạm Văn Thuận, KP.1, phường Tân Tiến, Biên Hòa, Đồng Nai.

Chị em có thể liên hệ Hotline 0251 381 9288 hoặc qua Zalo 0785 720 270 với Viêm Phụ Khoa Biên Hòa. Mọi thông tin liên hệ tư vấn sẽ được Phòng khám bảo mật tuyệt đối.

Các bài viết của Viêm Phụ Khoa Biên Hòa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.